Friday, August 26, 2016

Giới thiệu một kỹ thuật thiết kế chống nhiễu cho PCB


Giới thiệu một kỹ thuật thiết kế chống nhiễu cho PCB

mother-board-581597_1920
Thiết kế một bo mạch hoạt động ổn định và được trang bị chống nhiễu tốt là mục đích hướng đến của các kỹ sư PCB. Bài viết sau xin giới thiệu một số nội dung cơ bản trong một kỹ thuật thiết kế chống nhiễu cho PCB đó là kỹ thuật bố trí linh kiện. Thiết kế chống nhiễu cho PCB là một thiết kế đảm bảo 3 yêu cầu sau: Một là thiết kế phải đảm bảo bo mạch của chúng ta có thể chống chịu được các bức xạ nhiễu từ bên ngoài tác động vào bo mạch (ví dụ như nhiễu động cơ điện, nhiễu máy phát vô tuyến,..) Hai là thiết kế phải đảm bảo hạn chế tối đa các bức xạ nhiễu không mong muốn từ trên bo mạch phát ra gây nhiễu đến các thiết bị khác bên ngoài. Ba là thiết kế phải đảm bảo các phần tử linh kiện trên bo mạch không được tác động nhiễu qua lại với nhau. Kỹ thuật bố trí linh kiện giúp kỹ sư thiết kế PCB có được các phương pháp thiết kế chống nhiễu hiệu quả cho bo mạch của họ.
Muốn thiết kế chống nhiễu thì phải hiểu bản chất của nhiễu sinh ra từ đâu? Hình bên dưới mô tả rằng khi có một dòng điện kín (lúc đóng công tắc, hoặc một chuyển mạch đóng của một phần tử điện nào đó trong mạch) sẽ sinh ra một điện trường quanh dây dẫn (hay các track trên mạch PCB) – Xem thêm: Từ trường của dòng điện đi qua dây dẫn thẳng.
dac tinh duong mach in
Bên cạnh đó, một vòng mạch kín cũng tạo nên một từ trường H, và nếu như vòng mạch kín càng lớn thì từ trường H này càng cao.
1
Và biện pháp là chúng ta sẽ bố trí các IC đồng hướng với nhau, ở giữa 2 IC nên đặt một tụ lọc ở đó, như vậy  2 vecto từ trường H đã ngược hướng (cùng phương khác chiều) và sẽ bị triệt tiêu lẫn nhau không còn gây nhiễu nữa!
2
Để cho các thành phần linh kiện trong mạch không gây nhiễu cho nhau, thì rất cần thiết phải có sự cách ly phù hợp. Ví dụ khối nguồn gây nhiễu cao, trong khi đó các khối analog, digital cần có sự bảo vệ. Trong trường hợp này, bố trí linh kiện theo từng khối là điều nên làm, và giữa các khu vực này nên có sự cách ly phù hợp.
4
Không chỉ cách ly về mặt “địa lý” như hình trên, mà còn cần thiết phải cách ly về mặt “điện”. Giải pháp “Point Ground ” sẽ là một sự lựa chọn phù hợp. Các vùng MASS của các khối trên chỉ tiếp xúc với nhau qua một điểm kết nối duy nhất, do vậy nhiễu tồn tại trong khối này sẽ khó mà lan truyền dễ dàng sang các khối khác.
5
Trên đây là một số nội dung cơ bản trong kỹ thuật bố trí linh kiện. Bên cạnh kỹ thuật này còn có một số kỹ thuật thiết kế chống nhiễu khác như: kỹ thuật bố trí đường mạch in, kỹ thuật giao tiếp bọc chắn,.. 
Tác giả bài viết: Lại Phước Sơn.
Nguồn: elec2pcb.com

Saturday, May 21, 2016

SÁU BƯỚC TÌM LẠI CHÍNH MÌNH...


1. Tạo khung thời gian cho riêng mình
Hãy viết tất cả những mục tiêu lớn trong đời mà bạn cần (muốn) đạt được. Sau đó, liệt kê những yếu tố, sự kiện gây ảnh hưởng tới bạn, cản trở bạn trên hành trình chinh phục mục tiêu. Bởi trong suốt chặng đường đó, bạn sẽ dễ dàng bị suy sụp niềm tin khi gặp khó khăn, trở ngại. Nhưng ngược lại, nếu nhìn thấy những điều tốt đẹp hoặc thành công (dù nhỏ thôi) thì bản thân bạn cũng được cỗ vũ rất nhiều. Vì thế, nếu đã tìm được đường đi cho mình, hãy cố gắng thật xứng đáng bằng tất cả sức mạnh, sự hy sinh và nước mắt (nếu cần). Thiết lập một thời gian biểu hợp lý giúp bạn kiểm soát điều này.
2. Bắt đầu lại với việc xóa bỏ điều tiếng xấu
Bạn cần xây dựng cho mình một hệ giá trị và chuẩn mực riêng trên cơ sở nền tảng chung của văn hóa, xã hội. Sau đó, hãy dũng cảm xóa bỏ những hành vi đi ngược lại quy chuẩn mà trước đó từng khiến bạn xấu hơn trong mắt mọi người (ít nhất là người thân thiết).
3. Mở lòng yêu thương mọi người
Trong cuộc sống có người sẽ không được thông minh và dày dặn kinh nghiệm giống như bạn. Đó là điều bạn cần phải chấp nhận để cả bạn và người ấy cảm thấy hạnh phúc hơn. Bởi sự dè bỉu, khinh khi của bạn cũng chẳng giải quyết được gì: không giúp người ấy tốt lên. Và hơn nữa, “chưa biết mèo nào cắn mỉu nào” đâu.
4. Học cách dựa vào chính mình
Sự tự tin là chìa khóa để bạn tìm thấy chính mình. Trước mỗi việc làm, bạn hãy tự động viên rằng mình làm được và bạn sẽ thành công. Có thể thời gian thực hiện không phải là nhanh nhất nhưng kiểu gì cũng có một con đường đi đến đích. Nếu không đi thẳng được thì hãy đi vòng.
5. Ghi lại bài học từ những việc đã xảy ra
Một trong những nguyên nhân cơ bản của thất bại là không biết rút kinh nghiệm. Và thêm một điều nữa là chẳng phải lúc nào bạn cũng có thể nhớ hết tất cả mọi chuyện. Vì thế, sau mỗi thành công hoặc thất bại, hãy ghi lại những bài học bạn rút ra được bằng các từ khóa vào điện thoại/cuốn sổ nhỏ.
6. Sẵn sàng cho những thất bại
Tìm lại bản thân là cả một quá trình, không phải là đích đến. Vì thế sẽ có rất nhiều những thử nghiệm và lỗi lầm. Cái giá trả cho bạn là sự trưởng thành (một cách ý thức hoặc vô thức) sau mỗi hành động. Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng khởi động lại mỗi khi bạn bị “game over”.
- Sưu tầm.

Đường đi Hàm Lợn

[Post lại bài chỉ dẫn đường đi Hàm Lợn]


Xuất phát từ nội thành Hà Nội, mình chia sẻ cho các bạn. Chỉ cần qua 3 chặng đơn giản sau:
Chặng 1 – Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Thăng Long, đi dọc theo đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài đến ngã tư giao với Quốc lộ 2 thì rẽ trái đi về hướng Vĩnh Phúc.
(Còn nếu bạn đi cầu Nhật Tân thì cứ đi thẳng đến sân bay Nội Bài, sau đó có đường nối vào đầu đường quốc lộ 2. Lưu ý chỗ nối đó là ngã ba có biển quảng cáo Toyota)
Dấu hiệu nhận biết là đi qua cầu Kim Anh ngay đầu đường quốc lộ 2

Duong di nui Ham Lon (1)

Sau đó bạn cứ đi thẳng khoảng gần 2km cho tới khi thấy 2 cái biển này:
Duong di nui Ham Lon (4)
Dấu hiệu nhận biết là ngã ba có một nghĩa trang liệt sĩ
Chặng 2 – Thì rẽ phải vào con đường đó (Tỉnh lộ 135 (35) ). Đây cũng chính là con đường dẫn tới Việt phủ Thành Chương:
– Đi thẳng thêm 7km có 1 ngã rẽ phải chỉ dẫn đường vào Việt phủ

Chặng 3 – Còn núi Hàm Lợn thì tiếp tục đi thẳng, không rẽ phải theo ảnh trên cho tới khi thấy cái biển dẫn vào con đường này ( Đi thẳng tỉnh lộ 35 qua Cánh Diều Villa là đến đường lên núi Hàm Lợn.)

Duong di nui Ham Lon (2)
Tổng thời gian đi từ trung tâm HN tới đường mòn dẫn vào núi Hàm Lợn/hồ suối Bàu như trên bằng xe máy chỉ mất tầm 1-1h30′. Toàn đường thẳng, rộng rất dễ đi phải không nào?


Saturday, February 20, 2016

CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice) - part 1


CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice) - part 1  
Nhớ được mười mấy thì của động từ ở dạng chủ động trong tiếng Anh đã khó rồi, nhưng khi bạn master điều này, thì bạn lại vấp phải một đỉnh cao mới hơn cần chinh phục, đó là câu bị động...
Các bạn thân mến của Enci, nhớ được mười mấy thì của động từ ở dạng chủ động trong tiếng Anh đã khó rồi, nhưng khi bạn master điều này, thì bạn lại vấp phải một đỉnh cao mới hơn cần chinh phục, đó là câu bị động. Hãy cùng nghiên cứu bài đầu tiên trong seri bài về câu bị động (passive voice) trong tiếng Anh nhé! 


BÀI 1
* Câu bị động là gì?
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác 
Ví dụ:
Tôi ăn cái bánh (câu chủ động: vì chủ từ "tôi" thực hiền hành động "ăn")
Cái bánh được ăn bởi tôi (câu bị động: vì chủ từ "cái bánh" không thực hiện hành động "ăn" mà nó bị "tôi' ăn)

Trong tiếng Việt chúng ta dịch câu bị động là "bị" (nếu có hại)  hoặc " được" (nếu có lợi)

* Khi chúng ta học về passive voice, theo “bài bản” chúng ta sẽ được các thầy cô cho học một công thức khác nhau cho mỗi thì.
Ví dụ như thì hiện tại đơn thì chúng ta có công thức :
S + is /am /are + P.P
Qúa khứ đơn thì có :
S + was / were + P.P
Cứ thế chúng phải căng óc ra mà nhớ hàng loạt các công thức (ít ra cũng 13 công thức). Như vậy chúng ta rất dễ quên và hậu quả là mỗi khi làm bài gặp passive voice là lại lúng túng.
Vậy có công thức nào chung cho tất cả các thì không nhỉ? Câu trả lời là CÓ!

Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy tất cả các công thức trên đều có một điểm chung, từ đó tôi tóm gọn lại cho ra một công thức duy nhất! Nếu nắm vững công thức các em có thể làm được tất cả các loại passive thông thường, công thức lại đơn giản. Vậy công thức đó như thế nào mà “ghê gớm" thế? Mời các em cùng tham khảo nhé. 
Công thức này gồm 3 bước như sau: để cho dễ làm các em nên làm ngược như sau:

Trước hết các em phải tiến hành chọn động từ passive, lưu ý không được chọn HAVE và GO nhé. Sau đó các em chỉ việc tiến hành 3 bước chính sau đây:

1) Đổi động từ chính ( đã chọn ở trên) thành P.P.
2) Thêm (BE) vào trước P.P, chia (BE) giống như động từ câu chủ động.
3) Giữa chủ từ và động từ có gì thì đem xuống hết.

Như vậy là xong 3 bước quan trọng nhất của câu bị động (trong đó bước 2 là quan trọng nhất và hầu hết các em đều thường hay bị sai bước này). Nắm vững 3 bước này các em có thể làm được hết các dạng bị động thông thường, các bước còn lại thì dễ hơn:

4) Lấy túc từ (hay còn gọi là tân ngữ) lên làm chủ từ:
Thông thường túc từ sẽ nằm ngay sau động từ, nếu phía sau động từ có nhiều chữ thì phải dịch nghĩa xem những chữ đó có liên quan nhau không, nếu có thì phải đem theo hết, nếu không có liên quan thì chỉ đem 1 chữ ra đầu mà thôi.

5) Đem chủ từ ra phía sau thêm by:

6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi
Ví dụ minh họa :
Hãy đổi câu sau sang bị động:

Marry will have been doing it by tomorrow.
Chọn động từ: xem từ ngoài vào ta thấy có will (bỏ qua) tiếp đến là have (bỏ qua, vì như trên đã nói không được chọn have), been (đương nhiên là bỏ qua rồi), going (cũng bỏ qua luôn, lý do như have) đến doing: à ! nó đây rồi chọn doing làm động từ chính.

1) Đổi V => P.P: doing => done
......done..............
2) Thêm (be) và chia giống V ở câu trên: (BE) =>BEING (vì động từ thêm ING nên be cũng thêm ING)
......being done..............
3) Giữa Marry và doing có 3 chữ ta đem xuống hết (will have been).
.....will have been being done.... 
4) Tìm chủ từ: sau động từ có chữ it, ta đem lên đầu:
It will have been being done....
5) Đem chủ từ (Mary) ra phía sau thêm by:
It will have been being done by Mary.
6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi
It will have been being done by Mary by tomorrow.
Vậy là xong, các em cứ theo các bước mà làm không cần biết nó là thì gì (ở đây là thì tương lai hoàn thành tiếp diễn). Dễ chưa!

Ghi chú:
 - Nếu có thời gian thì phải để thời gian cuối câu nhé.
- Nếu chủ từ là: people, something, someone, they thì có thể bỏ đi (riêng các đại từ : I ,you, he... thì tùy theo câu, nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ)
- Nếu có no đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định.
- Nếu có trợ động từ do, does, did thì be sẽ nằm tại vị trí của những trợ động từ này.
Ví dụ:
Did your mother cook the meal?
=> Was the meal cooked by your mother?
They don't take the book.
=> The book isn't taken.

(kỳ 2: cách đổi câu hỏi sang bị động)

Chúc các bạn học tốt với những bài viết thú vị từ Enci nhé! 

Source: Internet

CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice) - Với dạng câu hỏi (part 2)


CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice) - Với dạng câu hỏi (part 2)  
Như vậy là đến đây mọi người đều đã nắm cách thức làm câu bị động dạng thông thường rồi, bây giờ chúng ta tiếp tục học cách làm câu hỏi nhé...

Như vậy là đến đây mọi người đều đã nắm cách thức làm câu bị động dạng thông thường rồi, bây giờ chúng ta tiếp tục học cách làm câu hỏi nhé. Đối với câu hỏi các em cần phân ra làm 2 loại: loại câu hỏi yes/ no và loại câu hỏi có từ để hỏi (còn gọi là WH question).
1) ĐỐI VỚI CÂU HỎI YES/NO:
Câu hỏi yes/no là câu hỏi có động từ đặt biệt hoặc trợ động từ do, does, did đầu câu
Bước 1:
Đổi sang câu thường
Bước 2:
Đổi sang bị động (lúc này nó đã trở thành câu thường, cách đổi như đã học.)
Bước 3:
Đổi trở lại thành câu hỏi yes/ no
Cách đổi sang câu thường như sau:
 Nếu các em biết cách đổi sang câu nghi vấn thì cũng sẽ biết cách đổi sang câu thường: làm ngược lại các bước của câu nghi vấn, cụ thể như sau:
- Nếu có do, does, did đầu câu thì bỏ - chia động từ lại cho đúng thì (dựa vào do, does, did)
- Nếu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ từ.
Ví dụ minh họa 1: (trợ động từ đầu câu)
Did Mary take it? 
Bước 1: 
Đổi sang câu thường:  bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ
=> Mary took it.
Bước 2:
Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=> It was taken by Mary.
Bước 3:
Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn
=> Was it taken by Mary?
Các em cũng có thể làm theo cách thế to be vào do, does, did như "mẹo" ở bài 1
Ví dụ minh họa 2: (động từ đặc biệt đầu câu)
Is Mary going to take it? 
Bước 1: 
Đổi sang câu thường: chuyển động từ đặc biệt (is) ra sau chủ từ:
=> Mary is going to take it.
Bước 2:
Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=> It is going to be taken by Mary
Bước 3:
Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn  (đem is ra đầu)
=> Is it going to be taken by Mary? 
2) ĐỐI VỚI CÂU HỎI  CÓ TỪ ĐỂ HỎI:
Cách làm cũng chia ra các bước như dạng trên, nhưng khác biệt nằm ở bước 2 và 3.
 Bước 1: Đổi sang câu thường
Bước này phức tạp hơn dạng 1, để làm được bước này các em phải biết chia nó làm 3 loại
- Loại từ để hỏi WH làm chủ từ: (sau nó không có trợ động từ do, does, did mà có động từ + túc từ)
What made you sad? (điều gì làm bạn buồn?)
Who has met you?  (ai đã gặp bạn?)
Loại này khi đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức mà không có bất cứ sự thay đổi nào
- Loại từ để hỏi WH làm túc từ: (sau nó có trợ động từ do, does, did hoặc động từ đặc biệt + chủ từ) 
What do you want?
Who will you meet?
Khi đổi sang câu thường sẽ chuyển WH ra sau động từ
- Loại chữ hỏi WH là trạng từ: là các chữ: when, where, how, why
When did you make it?
Giữ nguyên chữ hỏi, đổi giống như dạng câu hỏi yes/no
Bước 2:
Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
Bước 3:
Đổi trở lại câu hỏi có chữ hỏi (đem WH ra đầu câu) 
Ví dụ minh họa 1  (WH là túc từ, có trợ động từ)
What did Mary take? 
Bước 1: 
Đổi sang câu thường: Có trợ động từ did => What là túc từ :bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ, đem what ra sau động từ:
=> Mary took what.
Bước 2:
Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=> What was taken by Mary.
Bước 3:
Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này what là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa)
=> What was taken by Mary?
Ví dụ minh họa 2 (WH là túc từ, có động từ đặc biệt)
Who can you meet?
Bước 1: 
Đổi sang câu thường: Có động từ đặc biệt can, Who là túc từ: chuyển ra sau động từ meet, you là chủ từ: chuyển can ra sau chủ từ you 
=>  you can meet who.
Bước 2:
Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=> Who can be met by you? 
Bước 3:
Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này who là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa)
=> Who can be met by you?

Ví dụ minh họa 3 (WH là chủ từ)
Who took Mary to school? 
Bước 1: 
Đổi sang câu thường: Sau who là động từ + túc từ => who là chủ từ => đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức
=> Who took Mary to school
Bước 2:
Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=>  Mary was taken to school by who 
Bước 3:
Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này là câu hỏi nên who phải ở đầu câu)
=> Who was Mary taken to school by?
Nếu By đem ra đầu thì who phải đổi thành whom:
=> By whom was Mary taken to school?
Chúc các bạn ngày càng thành thạo trong việc đổi câu hỏi từ chủ động sang bị động nhé!
(part 3: đổi từ chủ động sang bị động đối với câu ghép)
Source: Internet

Disqus Shortname

Comments system